Bánh giầy làng Gàu xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên là sản vật đất Phố Hiến tưởng nhớ và biết ơn vị vua dựng nước của dân tộc.
Không biết tự bao giờ người dân xã Cửu Cao lại có thể giữ vững được truyền thống làm bành giầy, và không biết từ khi nào bánh giầy làng Gàu đã trở nên quen thuộc đối với người dân nơi đây nói chúng, và đã trở nên tiếng tăm đối với khách thập phương của các nơi khác đến đây thưởng thức món bánh Làng Gàu nơi đây. Cứ mỗi dịp giỗ tổ người dân Làng Gàu lại rộn rã, nhộn nhịp tưng bừng việc giã bột, xay, và nặn những hình bánh thật sao cho đều , sao cho thật mịn, sao cho hạt bột gạo trắng ngần dẻo dưới những bàn tay đang mệt mài lấy sức để nhào nặn thật đều.
Mỗi chiếc bánh giầy đều được làm bằng nguyên liệu chính do những người dân nơi đây làm gia đó là loại gạo mà được trồng trên đất phù sa màu mỡ trên chính dải con sông Hồng chạy qua, những hạt gạo nếp cái hoa vàng chính là những người dân làng Gàu giao trồng trên ruộng đất làng Gàu, Loại bánh dầy này được làm từ gạo nếp ngâm dưới nước giếng lang Gàu được chính tay khéo léo của các cô gái giã nặn mới thành một miếng bánh đẹp, thơm, dẻo, trắng ngần như vậy.
Nét đặc trưng riêng của bánh giầy làng Gàu
Hiện nay ở đâu đâu người ta cũng có thể thưởng thức những mín bánh giầy không cứ gì ở Lang Gàu mới có. Ở Quán Gánh dọc đường Quốc lộ 1A người ta có thể dễ dàng bắt gặp được món bánh giầy quen thuộc, Nhưng tất nhiên mỗi một nơi đều có vị đặc trưng riêng của nó, chính vì thế mà những món ăn Việt Nam đều có những nét đặc sắc chung đó là làm từ gạo, nhưng điều quan trọng mỗi nơi đều có khẩu vị riêng, và điều đó cũng chứng tỏ được mỗi nơi mang một tấm lòng sắc son riêng của người dân để dâng món quà này lên vua Tổ.
Những điều đơn giản đó đã trở thành một nét đặc trưng riêng hấp dẫn riêng để các vị khách nhớ đến bánh giầy làng Gàu. Và món quà quê của nhân dân làng Gàu đã trở nên như một nét đặc sản của những con người Phố Hiến, vị ngon cũng sánh với các món bánh hay những đặc sản nổi tiếng đất Phố Hiến.
Những chiếc bánh trắng ngần, tròn trịa, dẻo ngon, thơm của vị gạo nếp người dân Làng Gàu rất tỉ mỉ, khéo léo trong tất cả các công đoạn từ việc chọn nguyên liệu cho đến việc đồ xôi, giã bánh, nặn bánh , cho nhân. Và điều đặc biết đó là Bánh phải làm từ nước giếng làng Gàu, nước giếng làng Gàu vốn có tiếng sạch trong mát, nước giếng ngọt. Từ ngàn xư việc lấy nước giếng phải là những cô thôn nữ gánh về ngâm với gạo nếp làng Gàu, nước giếng đó được để đồ xôi, nặn bánh.
Ngày nay làng Gàu thay thế bằng những bể nước mưa trong vắt được hứng đậy cẩn thận. Vì thế mà bánh giầy làng Gàu có vị thơm ngọt của gạo và đỗ xanh. Điều đặc biệt những chiếc bánh giầy này được gói cẩn thận với những thếp lá chuối xanh nõ của quê hương. Chính vì đó mà những chiếc bánh thơm lừng mùi quê hương, mùi của mạ non xanh mơn mởn, mùi vị của gạo nếp vàng óng đang trổ bông, vị ngọt của nước nguồn trong mát,và vị thơm nồng của phong cách ẩm thực con người Phố Hiến nơi đây.
Những ngày tết hay những ngày hội làng,đám cưới hỏi, hội nghị hay những bữa tiệc nơi thành phố hoa lệ. những chiếc bánh được gói cẩn thận trong những thếp lá chuối xanh nõn ấy được người dân thập phương nghe danh để tìm mua cho mâm cỗ cúng gia tiên. Và những chiếc bánh đó cũng được kính lên Vua Tổ nhân ngày mồng 10-3.
Bánh giày Làng Gàu đã trở thành một nét đẹp văn hóa người Hưng Yên Phố Hiến. Để tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó người dân đã nỗ lực phát triển bánh giấy như một sự quảng bá với cả nước về truyền thống tốt đẹp này.
Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.